Epoxy là dòng sơn phổ biến nhất được sử dụng trong lĩnh vực sơn chống rỉ tàu biển bởi tính chất vượt trội của nó. Một dòng sơn cao cấp khẳng định được thương hiệu nổi bật khi cạnh tranh với các dòng sơn khác. Tàu biển hoạt động trong môi trường nước biển có nồng độ mặn của muối cùng với tính axit cho nên rất dễ bị ăn mòn điện hóa, vì vậy, sơn chống rỉ epoxy cho tàu biển là gì? Khi nào cần dùng?

I. Sơn chống rỉ epoxy cho tàu biển là gì?
1. Sơn chống rỉ Epoxy cho tàu biển là gì ?
Sơn epoxy 2 thành phần chống rỉ hay còn gọi là sơn chống rỉ epoxy là loại sơn thuộc hệ sơn chống rỉ epoxy gồm 2 thành phần chính, đó là dung môi và chất đóng rắn polyamide. Đây là dòng sơn cao cấp dùng để bảo vệ kim loại, bề mặt kết cấu sắt thép cho tàu biển hoặc các bề mặt tương tự.
Sơn epoxy được làm từ vật liệu epoxy gốc nhựa composite. Một gốc nhựa không chứa este nên bám dính tuyệt vời cũng như kháng nước rất tốt. Ngoài ra, cấu tạo phân tử ở trung tâm gồm 2 vòng benzen vững chắc có tính dai, kháng nhiệt. Tuy nhiên các phân tử epoxy lại không thể tự gắn kết với nhau.
Để gắn kết các phân tử người ta chia sơn epoxy thành 2 phần A, B khác nhau. Thành phần A chứa các phân tử epoxy cùng bột màu, chất phụ gia, dung môi,… Thành phần B chứa chất đóng rắn giúp liên kết các phân tử epoxy lại với nhau.
Trong hệ sơn Epoxy 2 loại chính dùng cho kết cấu sắt thép.
- Sơn lót chống rỉ Epoxy
- Sơn phủ màu Epoxy
2. Ưu điểm sơn chống rỉ Epoxy
Chất lượng của sản phẩm là một trong những nội dung mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Sau đây là một số những ưu điểm mà sơn chống rỉ Epoxy mang lại. Sơn tàu biển chống rỉ là loại sơn epoxy 2 thành phần có trọng lượng phân tử cao. Dùng làm lớp sơn chống rỉ, thuộc hệ sơn chống ăn mòn sử dụng cho kết cấu sắt thép và nhiều loại bề mặt khác. Rất thích hợp để sử dụng làm lớp sơn lót chống rỉ tàu biển, các cấu trúc khác của con thuyền, tàu, ca nô, xà lan,…v/v.
- Khả năng chống thấm nước hiệu quả
- Chống ăn mòn, chống mài mòn, chống va đập
- Độ bám dính và bền màu cực cao
- Sơn có khả năng chịu tia UV, chịu nhiệt
- Có thể chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió, mưa, nước biển, ngập mặn,…
Với những đặc tính vượt trội này, sơn chống rỉ Epoxy không những là loại vật liệu phù hợp cho các con tàu. Mà còn rất thích hợp cho những công trình kết cấu thép tải trọng lớn, nhà thép tiền chế, tàu thuyền, giàn khoan trên biển,…
3. Thi công sơn Epoxy tàu biển
Thi công sơn epoxy tàu biển chất lượng phù hợp với các phần gỗ và kim loại của tàu thuyền. Với tính chất đặc biệt, sơn epoxy tàu biển với thành phần hóa học polymide, khả năng chịu va đập và độ bền cao, chống nước tuyệt vời, chịu được sức nóng lên đến 100 độ C. Phòng chống sự ăn mòn kim loại và gỗ của nước biển. Sơn tàu biển không chỉ có khả năng bảo bảo vệ mà còn mang vẻ đẹp hoàn hảo.
Đặc biệt, loại sơn để sơn tàu biển đòi hỏi phải có độ bền cũng như khả năng chống ăn mòn với nước muối biển phải cao. Điều này được thể hiện rõ trong các thành phần được sử dụng để sản xuất mà các hãng đã dùng để chế tạo nên dòng sơn tàu biển chuyên dụng. Để lựa chọn một dòng sơn tàu biển phù hợp với mục đích sử dụng thì khách hàng cần nắm bắt được các kiến thức cần thiết của một nhà tiêu dùng: thương hiệu, tính chất sơn, mục đích sử dụng sơn, tính
chất của từng loại sơn…
II. Vì sao bạn nên thi công sơn epoxy tàu biển chất lượng tốt cho tàu của mình?
Nhiều người lầm tưởng sơn cho tàu thuyền vốn dùng để trang trí nên có thể dùng bất cứ loại sơn nào cũng được. Tuy nhiên, mỗi loại sơn được sản xuất ra đều có mục đích ứng dụng trên các bề mặt nhất định. Vì vậy không phải loại sơn nào cũng dùng được cho các bề mặt khác nhau. Sơn tàu biển đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều yếu tố, bởi nước biển có các chất ăn mòn ảnh hưởng đến tuổi thọ của tàu, thuyền. Nếu lựa chọn được lớp sơn tốt sẽ hạn chế được tối đa thiệt hại và chi phí tu sửa về lâu dài. Lời khuyên tốt nhất là khách hàng nên nghiên cứu kỹ loại sơn cần dùng cho bề mặt tàu của mình. Nhằm để đạt hiệu quả bền và đẹp nhất.
Có nhiều nguyên nhân giải thích cho vì sao bạn nên sử dụng sơn Epoxy cho tàu biển của mình.
- Thông thường vỏ tàu là nơi tiếp xúc với bề mặt nước nhiều nhất. Trong nước luôn có muối và tính axit cao. Việc tàu thuyền hoạt động mạnh và thường xuyên đi lại trên nước sẽ nhanh chóng dẫn đến hiện tượng ăn mòn. Lớp vỏ gỗ hay kim loại của thuyền sẽ bị phá hủy nếu không có lớp sơn bảo vệ.
- Môi trường nước có các loài sinh vật sống kí sinh. Dễ dàng đu bám vào vỏ tàu và bắt đầu đục khoét như một nơi sống lý tưởng. Sự phát triển và sinh sôi của những loài vật này sẽ làm cho lớp vỏ nặng hơn và tốc độ thuyền bị ảnh hưởng. Vì vậy việc lựa chọn sơn cho tàu, thuyền giúp tạo một bề mặt trơn bóng làm hạn chế việc kí sinh của những loài vật này là vô cùng cần thiết.
- Ngoài công dụng bảo vệ, sơn cho tàu, thuyền,… Ngày nay còn có nhiều màu để tăng tính thẩm mỹ cho tàu biển theo yêu cầu của khách hàng.
- Sơn tàu, thuyền ngày nay có rất nhiều loại phù hợp với nhiệt độ, khí hậu, độ rắn và điều kiện ăn mòn khác nhau. Khách hàng có thể yên tâm lựa chọn loại sơn phù hợp với yêu cầu của mình.
III. Yêu cầu chung về quy trình thi công sơn Epoxy cho tàu biển
1. Yêu cầu đối với xử lý bề mặt vật liệu thô thân tàu (gọi là xử lý thô):
- Các tấm bên trong như vỏ tàu, tấm boong, vách ngăn, tường chắn, tấm ngoài kết cấu thượng tầng, sàn bên trong và các cấu kiện composite được bắn nổ trước khi cắt, đạt tiêu chuẩn chống thấm Sa2.5 của Thụy Điển, và phun ngay lớp sơn lót nhà xưởng giàu kẽm Một lần.
- Các mặt bên trong của thân tàu được xử lý bằng phương pháp phun cát. Đạt tiêu chuẩn loại bỏ rỉ sét Sa2.5 của Thụy Điển, và sơn lót nhà xưởng giàu kẽm được phun ngay lập tức.
- Sau khi xử lý bề mặt, nên phun sơn lót tại xưởng càng sớm càng tốt. Không được sơn sau khi bề mặt sắt thép đã rỉ sét trở lại.
2. Xử lý bề mặt thân tàu đã được phủ sơn lót hoặc các lớp phủ khác (gọi là xử lý thứ hai):
- Nếu có bất kỳ khuyết tật nào trên bề mặt thân tàu đã được sơn lót, cần xử lý trước khi thi công.
- Bề mặt của thân tàu đã được phủ một lớp sơn lót hoặc các lớp phủ khác. Phải được xử lý lớp phủ đó trước khi sơn lớp sơn khác.
3. Lựa chọn sơn tàu biển
- Loại sơn được chọn phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật quy định. Các loại sơn không đạt chất lượng không được phép sử dụng để thi công.
- Trước khi mở lon, trước tiên hãy kiểm tra xem chủng loại sơn, nhãn hiệu, màu sắc và thời gian bảo quản có phù hợp với yêu cầu sử dụng hay không. Và chất pha loãng có phù hợp không. Sau khi mở hộp, nó nên được sử dụng ngay lập tức.
- Sau khi mở sơn, khuấy đều, cho chất đóng rắn vào sơn Epoxy, khuấy kỹ. Chú ý thời gian trộn rồi mới thi công.
- Trong quá trình thi công, nếu sơn cần pha loãng thì nên pha thêm chất pha loãng phù hợp. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất sơn, và lượng pha thêm nói chung không được quá 5% lượng sơn.
4. Yêu cầu đối với môi trường sơn
- Không được phép thi công sơn ngoài trời trong điều kiện thời tiết mưa, tuyết, sương mù dày đặc, ẩm ướt.
- Không sơn trên bề mặt ẩm ướt.
- Độ ẩm trên 85%, nhiệt độ ngoài trời cao hơn 30 ° C và thấp hơn -5 ° C. Nhiệt độ bề mặt của tấm thép thấp hơn điểm sương 3°C. Do đó không thể thực hiện các hoạt động sơn phủ.
- Không được phép thi công trong môi trường có khói bụi, ô nhiễm nặng.
5. Yêu cầu quy trình thi công sơn Epoxy cho tàu biển
- Biện pháp thi công sơn thân tàu được thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Vỏ tàu, boong, boong bên ngoài, tường bên trong và bên ngoài. Và các bộ phận phía trên tấm thép của chân vịt buồng máy phải được phun sơn.
- Sơn trước các mối hàn thủ công, mối hàn phi lê, mặt sau của biên dạng. Và các mép tự do trước khi phun.
- Phương pháp phủ chổi và sơn lăn được sử dụng cho các bộ phận khác.
- Việc thi công phải được thực hiện theo đúng: Danh mục nhãn hiệu sơn, số lớp sơn và độ dày màng sơn khô của từng bộ phận của thân tàu.
- Việc sơn phải được làm sạch theo yêu cầu trên bề mặt đã sơn. Và chỉ được tiến hành sau khi nhân viên chuyên môn kiểm tra và đại diện chủ tàu chấp thuận
- Loại dụng cụ sơn phải tương thích với loại sơn đã chọn. Khi sử dụng các loại sơn khác, phải làm sạch toàn bộ bộ dụng cụ hoàn chỉnh.
- Khi sơn lớp sơn tiếp theo, hãy giữ cho bề mặt trước sạch và khô. Và thời gian khô thường không ít hơn khoảng thời gian sơn phủ ngắn nhất do nhà sản xuất quy định.
- Để giảm khối lượng công việc làm sạch bề mặt thứ cấp, tất cả các mối hàn, vết cắt, các cạnh tự do. (các cạnh tự do yêu cầu vát mép) phải được xử lý sau khi hàn và cắt. Làm sạch ngay.
- Đối với các bộ phận có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ bề mặt. Cần tránh các khuyết tật như võng và tích tụ của lớp phủ.