Tàu biển thường được cấu tạo vỏ ngoài bằng sắt, thép để tạo sự vững chắc, cứng rắn nhằm bảo vệ được toàn bộ kết cấu cũng như con người, hàng hóa trước mọi yếu tố thiên nhiên như sóng biển, bão giông,… Tuy nhiên, do phải tiếp xúc thường xuyên với nước biển, không thể tránh khỏi các hiện tượng như rỉ sét,… phá hủy, ăn mòn dần kết cấu của con tàu gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. Vậy, giải pháp bảo vệ an toàn nhất hiện nay là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Quy trình thi công sơn chống rỉ epoxy cho tàu biển – một trong những cách bảo vệ cực hữu ích, ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Quy trình thi công sơn chống rỉ epoxy cho tàu biển
Quy trình thi công sơn chống rỉ epoxy cho tàu biển

I. Sơn epoxy cho tàu biển là gì?

Đúng với tên gọi của nó, sơn tàu biển là dòng sản phẩm sơn được sản xuất nhằm bảo vệ đặc biệt cho tàu biển, bao gồm một số loại sơn như: sơn lót chống rỉ, sơn trung gian và sơn phủ tàu biển… Tuy nhiên, việc tìm và lựa chọn ra dòng sơn phù hợp nhất cho mỗi loại tàu khác nhau thường gặp rất nhiều khó khăn vì đòi hỏi cần có sự hiểu biết nhất định về từng dòng sơn cũng như các tính chất của nó.

Như đã biết, sơn Epoxy là dòng sản phẩm sơn có hai thành phần, được sản xuất dựa trên cơ sở từ nhựa Epoxy, chất đóng rắn polyamide, dung môi và bột kẽm. Sản phẩm này không chỉ có tác dụng để sơn trang trí, tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt thi công mà còn có chức năng bảo vệ cho bề mặt khỏi các tác động thời tiết xấu, không chỉ mỗi xi măng, bê tông mà còn cả sắt, thép, gỗ,… – những vật liệu chủ yếu của các tàu thuyền.

Ưu điểm của sơn Epoxy cho tàu biển

Khi chọn mua một sản phẩm, chắc chắn chúng ta thường bị thuyết phục bởi những ưu điểm mà sản phẩm đó mang lại, và sơn epoxy cho tàu biển cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là một số ưu điểm của sản phẩm này:

  • Sơn epoxy hỗ trợ giúp chống rỉ tàu biển và đồng thời giúp tàu biển có khả năng chịu nước tốt hơn
  • Độ bám dính trên bề mặt tối ưu và độ bền theo năm tháng
  • Sơn có khả năng chống chịu hóa chất, kháng kiềm rất tốt
  • Chịu đựng được các va chạm của động cơ cơ khí lớn
  • Sơn được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp đóng tàu

II. Quy trình thi công sơn chống rỉ epoxy cho tàu biển

Bước 1: Chuẩn bị

Để quy trình thi công diễn ra một cách suôn sẻ và thuận lợi nhất, trước khi tiến hành sơn lót, thợ thi công cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như:

  • Ru lô lăn sơn, chổi quét sơn hoặc máy phun sơn.
  • Số lượng thùng sơn lót chống rỉ epoxy đủ cho số lượng sắt thép cần sơn.
  • Trang thiết bị bảo hộ cho thợ thi công ( quần áo bảo hộ, gang tay, khẩu trang, kính…)

Bước 2: Làm sạch bề mặt

Làm sạch bề mặt kim loại trước khi tiến hành sơn lót là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quá trình thi công bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của màng sơn. Lí giải cho điều này, ta có thể hiểu đơn giản như sau:

Nếu bề mặt của kim loại được sạch kĩ càng thì màng sơn sẽ bám dính tốt hơn, do đó tuổi thọ của màng sơn sẽ cao hơn và ngược lại. Nếu bề mặt kim loại không được làm sạch, hoặc làm sơ sài sẽ dẫn đến tình trạng màng sơn nhanh bị bong tróc và hư hỏng.

Một bề mặt kim loại đặt tiêu chuẩn để thi công là bề mặt phải khô, sạch, không dính tạp chất khác và phải được xử lý theo tiêu chuẩn ISO8504.

Tùy vào mức độ bẩn, rỉ xét, chất liệu cấu thành của kim loại, ta sẽ có cách làm sạch bề mặt kim loại khác nhau, dưới đây là một số phương pháp làm sạch bề mặt kim loại mà bạn có thể tham khảo:

  • Dùng bàn chải sắt và giấy nhám để chà sạch bụi bẩn và rỉ sắt trên bề mặt.
  • Dùng bàn chải điện hay thổi cát để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Nếu như bề mặt kim loại có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi.
  • Sử dụng phương pháp tẩy axit để loại bỏ lớp sơn cũ, dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ kim loại.

Bước 3: Pha trộn sơn

Sau khi đã làm sạch bề mặt kim loại ta tiến hành pha trộn sơn. Lí do phải pha trộn sơn là vì sơn lót chống rỉ epoxy là loại sơn 2 thành phần bao gồm: phần sơn là thành phần A và chất đóng rắn là thành phần B, do đó trước khi thi công thợ thi công cần phải tiến hành pha chế sơn.

Công đoạn pha chế sơn tiến hành như sau: trộn riêng biệt từng thành phần A và thành phần B, sau đó đổ từ từ thành phần B vào thành phần A và khuấy đểu cho đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất. Tỉ lệ pha trộn sơn nhà sản xuất đã ghi rõ trên vỏ của mỗi thùng sơn, vì vậy thợ thi công chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn là có hỗn hợp sơn hoàn hảo.

Trong bước này chúng ta cần chú ý, sơn lót epoxy chống rỉ có thời gian sống nhất định. Do đó khi pha trộn nên khi pha nên pha 1 lượng vừa đủ để thi công hết sơn trong thời gian sống của sơn, tránh tình trạng pha quá nhiều mà chưa sơn kịp, sơn chết dẫn đến lãng phí.

Bước 4: Tiến hành thi công sơn lót

Thợ thi công sẽ dùng ru lô hoặc máy phun sơn để sơn trực tiếp lên bề mặt kim loại đã được làm sạch từ trước. Họ sẽ tiến hành sơn lần lượt, phủ đều khắp bề mặt. Với những phần góc cạnh, khó sơn thì thợ thi công sẽ dùng chổi quét sơn để sơn.

Thông thường các bề mặt kim loại sẽ được sơn lót 1 lớp, tuy nhiên tùy vào từng trường hợp và yêu cầu của khách hàng mà có thể sơn 2 lớp. Nếu như sơn 2 lớp thì lớp trước phải cách lớp sau ít nhất là 4 tiếng.

III. Mua sơn chống rỉ Epoxy cho tàu biển chính hãng ở đâu ?

Sản phẩm sơn tàu biển Epoxy do Sontau.com cung cấp. Là sản phẩm được sản xuất bởi nhà máy, được ưa chuộng trên thị trường. Bởi Epoxy đảm bảo chất lượng thời gian chống rỉ, an toàn cho môi trường. Quy trình thi công sơn chống rỉ epoxy cho tàu biển. Thi công sơn epoxy chuyên nghiệp là một sự lựa chọn tốt nhất cho bạn với giá sơn tàu biển không cao. Sơn tàu biển epoxy , sơn epoxy tầng hầm , sơn lót chống rỉ là dòng sản phẩm được khách hàng ưa chuộng và các nhà thầu đưa vào thi công sơn cho các tàu biển mới. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cũng như mang lại cho doanh nghiệp của mình một dịch vụ tốt nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *